Powered By Blogger

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Xe Kawasaki đầu tiên tại Việt Nam

 Logo trên bình xăng một xe Kawasaki cũ.

Nằm trong kế hoạch cơ giới hoá cho nhân viên công chức và quân nhân phục vụ tại miền nam Việt Nam, chính phủ VNCH cho phép nhập cảng những chiếc xe 2 bánh nhật bản vào thị trường xe máy, một trong những xe 2 bánh nhập vào VN giửa thập niên 1960 là xe Kawasaki.

Sơ lược lịch sử xe 2 bánh Kawasaki - カワサキオートバイ

Tập đoàn kỹ nghệ nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries) phục hồi từ đám tro tàn sau Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945, một trong những công nghệ của tập đoàn nầy là chi bộ cơ khí, từ chi bộ nầy Kawasaki nhập cuộc vào chiến tranh xe máy tại Nhật Bản kéo dài gần 3 thập niên, Kawasaki là một trong 'tứ đại gia' xe máy Nhật Bản tồn tại đến ngày nay sau khi các hảng xe máy khác bỏ cuộc, nhường chổ lại cho tập đoàn Kawasaki cũng như Honda, Suzuki và Yamaha.

Photobucket

Photobucket
Hai kiểu máy bay vận tải Kawasaki C-1 (trên) và C-2 (dưới) chế tạo theo nhu cầu đòi hỏi của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản

Photobucket

Photobucket
Máy bay huấn luyện 2 chổ ngồi Kawasaki T-4 dưới mầu sắc Đội Blue Impulse của Không Quân Hoàng Gia Nhật Bản

Shōzō Kawasaki thành lập công ty vào năm 1896 tại Kobe, sau được biết đến với tên gọi là Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries (川崎重工業株式会社 - Kawasaki Jūkōgyō Kabushiki-gaisha). Kawasaki với những hoạt động về công nghiệp như đóng tầu thủy, tầu hoả và xe điện, nhà máy điện, xe kéo, động cơ nhỏ dùng trong các công nghệ cơ khí. Kawasaki cũng là công ty sản xuất máy bay chiến đấu cánh quạt cho quân đội hoàng gia Nhật Bản trong Đệ nhị Thế chiến 1939-1945 mà ngày nay chi bộ hàng không Kawasaki đảm nhận việc chế tạo nhượng quyền những máy bay và trực thăng của Hoa Kỳ cùng những máy bay thiết kế bởi Kawasaki như máy bay vận tải C-1 và C-2 dùng trong quân đội, máy bay phản lực huấn luyện T-4 cho không quân hoàng gia Nhật, những thiết bị về máy bay và cơ phận rời cho các công ty Boeing, Embraer (Empresa Brasileira de Aeronáutica) và hợp tác cùng MBB (Messerschmitt-Bölkow-Blohm) trong việc sản xuất máy bay trực thăng.

Photobucket 
Một bộ máy KE-1 chế tạo dành cho xe gắn máy vào năm 1952, động cơ nầy được chi bộ Kawasaki Machine Industry thiết kế.

Photobucket
Bộ máy KB-5 do chi bộ Kawasaki Aircraft Company thiết kế và chế tạo tại Kobe. Bộ máy nầy được các công ty sản xuất xe máy sử dụng và là bộ máy cơ bản mà Kawasaki sau nầy sử dụng để chế tạo và sản xuất các dòng xe Kawasaki.

Photobucket
Một xe mô-tô do hảng Meihatsu chế tạo, lắp ráp động cơ KB-5 của Kawasaki: xe Meihatsu 125cc sản xuất vào năm 1955

Photobucket
Một kiểu xe khác sử dụng động cơ Kawasaki KB-5: Meihatsu 125 Deluxe (1955)

Ngoài ra Kawasaki còn có các chi bộ sản xuất những thiết bị điện tử dùng trong công nghệ quốc phòng, các phi đạn và hoả tiển sử dụng trong quân đội, các thiết bị sử dụng trong không gian như "Kibo" trên trạm International Space Station (ISS), các máy móc cơ khí rô-bô tự động dùng trong kỹ nghệ, các loại máy biến chế và xử lý rác thải, máy khoan và đào hầm... Có tất cả gần 50 công ty con của tập đoàn Kawasaki trên thế giới.

Photobucket
Meguro S3 250cc tại Nhật Bản dựa trên mẩu mã xe mô-tô Anh Quốc BSA A7

Photobucket
Một xe Meguro S3 với bánh sau đặc biệt dùng để tải hàng nặng ở Hoà Lan

Photobucket

Photobucket
Meguro Z7 500cc chế tạo theo kiểu xe BSA Anh Quốc được xem là phiên bản BSA A7 sao chép với giá rẻ, thật ra chất lượng xe Meguro Z7 có thể xem là ngang ngửa với xe chính hiệu BSA.

Năm 1960, Kawasaki ký thỏa thuận để tiếp nhận hảng chế tạo xe mô-tô Meguro, một công ty giử vai trò đáng kể trong việc kinh doanh và sản xuất xe mô-tô mới ra đời của Nhật Bản. Meguro là một trong những công ty Nhật Bản chỉ sản xuất một kiểu xe 500cc. Ở Vương quốc Anh, kiểu xe Meguro 500 nhập cảng trong thập niên 1950 nhìn rất giống với kiểu xe Anh Quốc BSA A7 - mà người ta chế nhạo như một bản sao BSA giá rẻ. Trong thực tế, Meguro 500cc là một chiếc xe mô-tô chất lượng rất cao.

Photobucket
Xe sản xuất nguyên chiếc đầu tiên: Kawasaki 125cc B8 năm 1961

Photobucket
Một xe Kawasaki 125cc B8 (bên phải) được trưng bày bên cạnh xe Meguro-Kawasaki 250 SG

Năm 1961, Kawasaki sản xuất toàn bộ xe mô-tô nguyên chiếc đầu tiên: xe Kawasaki động cơ 2-thì 125cc B8. Năm 1962, Kawasaki ra mắt công chúng với các kiểu xe từ 50 đến 250cc. Một kiểu xe với động cơ 2-thì van hút xoay vòng 250cc "Samurai" rất được ưa chuộng ở Hoa Kỳ.

Photobucket
Một số xe Kawasaki sản xuất năm 1966: từ 50cc đến 500cc

Photobucket
Dây chuyền lắp ráp xe Kawasaki tại Nhật Bản năm 1960


Photobucket
Xe Anh Quốc BSA A10 Super Rocket

Photobucket
Xe Kawasaki 650W1 (1966) dựa trên mẩu xe BSA A10 là một thành công lớn của Kawasaki chinh phục thị trường xe mô-tô tại Hoa Kỳ trong thập niên 1960.

Năm 1966, xe Kawasaki 650W1 được ra mắt công chúng và là chiếc xe lớn nhất được sản xuất tại Nhật Bản vào thời điểm đó. Kawasaki 650W1 dựa theo mẩu mã của chiếc BSA A10. Trong vài năm sau kiểu xe nầy được thiết kế với  bộ chế hoà khí đôi và ống pô vắt được gọi là kiểu 'Scrambler'.

Photobucket
Một xe Kawasaki 650 W1SS (phải) và xe Kawasaki 650 W2TT Scrambler (trái).

Năm 1969, tay đua xe Dave Simmonds đã dành cho tập đoàn Kawasaki chức vô địch thế giới đầu tiên trong loại xe 125cc.

Photobucket
Dave Simmonds (tay đua cũ của hảng xe Tohatsu) trên yên xe Kawasaki 125cc KR1 trong cuộc đua ở Isle of Man TT đã đoạt giải vô địch thế giới hạng 125cc năm 1969 đưa danh tiếng Kawasaki vào thị trường xe mô-tô

Photobucket
Xe Kawasaki  H1R 500cc, một kiểu xe đua được bán ra thị trường 1969-1976

Photobucket
Xe đua Kawasaki A7R 350cc năm 1968

Sự nổi bật của xe Kawasaki H1 (hay còn gọi là Mach III, ở Pháp gọi là xe Kawasaki 3 pattes - xe máy 3 cẳng) 500cc ba xi-lanh hai thì được ra mắt. Mặc dù kiểu xe nầy về kỹ thuật thiết kế còn bất cập, động cơ 3 xi-lanh của nó rất mạnh mẽ trong thời điểm đó. Đó là một trong những chiếc xe sản xuất đạt tốc độ nhanh nhất trong kỷ lục khởi hành ở 1/4 dặm (khoảng 400 mét). Chiếc xe Mach III  rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ của tập đoàn Kawasaki (đặc biệt, nó nổi tiếng về bộ máy rất mạnh và tính năng khác thường so với dòng xe mô-tô cổ điển!) Một kiểu xe đua tuyệt vời H1R cũng được ra mắt - một xe đua 500cc được sản xuất và bán ra thị trường với số lượng nhỏ đến năm 1976.

Photobucket
Xe Kawasaki 750-SS phát triển từ kiểu xe 3 xi-lanh 2-thì S2 350cc Mach III đầu tiên

Trong vài năm kế tiếp, phiên bản lớn hơn và nhỏ hơn của Kawasaki H1, bao gồm S1 (250cc) S2 (350cc) và H2 (750cc) sẽ được tung ra thị trường. Kawasaki đã thành công trên thị trường xe mô-tô và chiếc Kawasaki kiểu xe đua H2R 750cc được sản xuất nổi tiếng trên các đường đua, nhưng Kawasaki tiên liệu đuợc những ngày của loại xe mô-tô đường trường động cơ hai thì đang đến hồi kết.

Photobucket
Xe Honda CB-750 Four với bộ máy 4 xi-lanh 4-thì được tung ra thị trường đầu tiên vào năm 1969 nhằm đánh bạt Kawasaki khi biết Kawasaki sẽ tung ra thị trường một kiểu mô-tô động cơ 4-thì, thật ra chiếc CB-750 ra mắt vội vàng nên có ít nhiều khuyết điểm chẳng hạn như bộ thắng đỉa bánh trước ít hiệu quả mà sau nầy Honda đã điều chỉnh bằng cách thay bộ thắng đỉa kép.

Kế hoạch công ty là chú tâm vào việc sản xuất xe mô-tô động cơ bốn thì, mục tiêu bị rúng động bởi sự xuất hiện của chiếc Honda 750 Four buộc Kawasaki quay trở lại bàn vẽ.

Photobucket
Xe Kawasaki Z1 900cc

Năm 1973, Kawasaki cho ra lò kiểu xe mô-tô lớn với động cơ 4-thì kể từ khi kiểu W1 ra mắt, kiểu xe 900cc Z1 với những tính năng vượt qua kiểu Honda 750 Four với động cơ 4 xi-lanh 4-thì 900cc, thiết kế với hệ thống DOHC 2 trục cam trên đầu máy và 4 bộ chế hoà khí Mikuni 28mm, 82 mã lực với 8.500 vòng quay máy, công suất tối đa 7,5 mkg ở 7.000 vòng máy/phút.

Photobucket
Một kiểu xe dành cho phụ nữ: Kawasaki 50 Pet năm 1961

Photobucket
Kawasaki 85-J1

Photobucket
Kawasaki 90-G1L năm 1966 là kiểu xe cùng thời với xe Kawasaki M10 bán tại Việt Nam, do tiết kiệm việc sản xuất cơ phận rời, những kiểu xe 50cc, 55cc, 60cc, 85cc và 90cc năm 1966 dùng chung bộ sườn thép lá rập khung.

Từ kiểu Kawasaki Z1 900cc, những kiểu xe kế tiếp dựa theo mẩu mã Z1 đã chiếm vị thế cao trên thị trường xe mô-tô máy lớn như chiếc Kawasaki Z-1000. Từ đó Kawasaki đã không ngớt phát triển các dòng xe GPz-550, GPz-900R 'Ninja' năm 1983, ZX-11 với động cơ 1052cc năm 1990, ZX-12R năm 2000, ZX-14 với động cơ 1352cc năm 2008. Mặt khác Kawasaki cũng phát triển dòng xe chạy băng đồng với các kiểu xe 125cc, 250cc và 350cc.

Xe Kawasaki 50cc tại Việt Nam

Năm 1966, sau các đợt xe Honda và Suzuki nhập cảng vào miền nam VN, cục Quân Tiếp Vụ của Quân Lực VNCH cho nhập duy nhất một kiểu xe Kawasaki 50cc M10 mặc dù có những kiểu xe Kawasaki khác như M50 Step-thru hoặc các xe có dung tích máy lớn hơn 50cc.

Photobucket

Photobucket
Xe Kawasaki M50 Step-Thru 1966, kiểu xe nầy không được nhập cảng vào Việt Nam

Photobucket
Xe Kawasaki M10 (phải) và Kawasaki M50 (trái), chiếc M50 nầy được thiết kế đặc biệt cho việc chuyên chở hàng hoá

Từ bộ sườn xe mà Kawasaki sản xuất dùng chung cho các kiểu xe 50cc, 55cc, 60cc, 85cc và 90cc. Do đó kiểu xe M10 nhập cảng với sườn xe nặng nề so với bộ máy 50cc 2-thì cổ điển nên hiệu năng của kiểu xe nầy rất kém so với các xe Nhật nhập vào Việt Nam trong thời điểm đó.

Photobucket
Kawasaki 50cc M10 một chổ ngồi

Đặc tính xe Kawasaki 50 M10: máy 1 xi-lanh 2-thì, mát máy bằng gió - dung tích xi-lanh 50cc - 4,5 mã lực với vòng máy 7.500 vòng/phút - hộp số gồm 3 số xoay vòng - dài 183 cm, cao 65 cm, rộng 94,5 cm - khoảng cách giửa 2 trục bánh 116 cm - dung tích bình xăng 7 lít pha nhớt - nặng 66 ki-lô - tốc độ tối đa 64 km/giờ.

Photobucket
Kawasaki M10 hai chổ ngồi, kiểu nầy được sử dụng tại Việt Nam

Photobucket

Photobucket
Vài chi tiết về xe Kawasaki 50cc M10

Kiểu xe Kawasaki 50cc M10 bán ra vài ngàn chiếc rồi ngưng vì không có ai muốn mua cổ xe nặng nề, hình dáng thô kệch và động cơ yếu ớt so với các xe Honda, Suzuki, Yamaha và Bridgestone có mặt trên thị trường xe máy tại Việt Nam trong thập niên 1960. Mặc dù tham gia vào cuộc chiến chậm chạp nhất trong bộ 'tứ đại gia' xe máy Nhật, Kawasaki không ngừng phát triển nhanh chóng bắt kịp các thương hiệu Honda, Suzuki và Yamaha về mặt kỹ thuật cũng như mỹ thuật, tiếc rằng Kawasaki đã không nhắm vào thị trường xe máy Việt Nam vào thời điểm ấy với loại xe máy dung tích 50cc nhỏ bé mà hình như Kawasaki dành mọi nổ lực chinh phục thị trường xe mô-tô có dung tích máy lớn hơn, vì sau năm 1966 Kawasaki đã tung ra thị trường Châu Âu và Châu Mỹ những xe mô-tô mạnh mẽ và thiết kế mỹ thuật hơn so với những chiếc xe sản xuất đầu thập niên 1960 mà chiếc Kawasaki 50cc M10 chỉ là kiểu xe đầu tiên của tập đoàn Kawasaki Heavy Industries.

Photobucket
Một kiểu xe Kawasaki 90-SS/90-S ra mắt vào cuối thập niên 1960 nhằm cạnh tranh trực tiếp với chiếc Honda S-90 Sport - hình dáng mỹ thuật bắt mắt cùng với động cơ 2-thì van hút xoay tròn mạnh mẽ hơn dòng xe Kawasaki 1966 cũ. Tiếc rằng không có đại lý Kawasaki nào ở Việt Nam ở thời điểm ấy nên không được biết đến.

Gần đây Kawasaki có ý định trở lại chinh phục thị trường xe mô-tô tại Việt Nam, mặc dù trước đó đã có những xe Kawasaki nhập cảng từ Thái Lan qua những văn phòng dịch vụ nhập cảng hoặc đại lý, được biết các xe Kawasaki nhất là những xe mô-tô lớn như KSR110, Ninja 300, Z800, Z1000, Vulcan 900... sẽ được chính thức nhập cảng và bảo hành bởi công ty Motorrock có trụ sở đặt tại Malaysia.

Photobucket

Photobucket
Chiếc xe đua Kawasaki XZ-R Ninja đã cũng cố vị thế của thương hiệu Kawasaki trên thị trường xe mô-tô ngày nay

Nguồn: Wikipedia - www.motorcycle.com - www.kawasaki.ca/motorcycle museum - Motor Forum - Response - Ultimate MotorCycling - Kawasaki blogs Japan.

Xem thêm:  
Honda Super Cub tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét